Tin tức
Thiết bị tự động khử trùng dụng cụ y tế Việt Nam

Báo Sài Gòn Giải Phóng ,phát hành ngày thứ sáu, 30/5/2008

 

               Hơn 2 năm nghiên cứu, kỹ sư Phan Mạnh Hùng và các cộng sự (Công ty cổ phần Công nghệ Petech TP.HCM) vừa công bố đã chế tạo thành công hệ thống thiết bị tự động khử trùng dụng cụ y tế.Tuy nhiên, để chuyển giao ứng dụng sản phẩm này cho các đơn vị y tế quả thật không phải dễ.

Vay tiền làm khoa học

Ngày 25-3 vừa qua, có thể nói là một ngày trọng đại đối với kỹ sư trẻ

Phan Mạnh Hùng khi Hội đồng giám định của Sở Khoa học và Công nghệ

TP.HCM cùng các nhà khoa học trong lĩnh vực tự động hóa, y khoa đánh

giá cao thành quả nghiên cứu và chế tạo hệ thống thiết bị khử trùng dụng

cụ y tế của anh cùng các cộng sự  Công ty cổ phần Công nghệ Petech.

Theo các nhà khoa học, hệ thống thiết bị này đã đáp ứng được đầy đủ đquy

trình khử trùng dụng cụ y tế dùng trong các bệnh viện, phòng mạch và sau khi hoàn thiện có thể ứng dụng rộng rãi.

Con đường đi đến thành công của Phan Mạnh Hùng cũng lắm chông gai.Với niềm tin vào khả năng, đam mê khoa học – công nghệ.

Cùng với sự hướng dẫn tận tình của một số nhà khoa học có kinh nghiệm, năm 2006, Phan Mạnh Hùng đã được Sở Khoa Học và Công Nghệ TPHCM tài trợ hơn 200 triệu đồng để bắt tay thực hiện chương trình nghiên cứu chế tạo thiết bị tự động khử trùng dụng cụ y tế.Thế nhưng, khoản tiền này vẫn không thấm vào đâu khi mà các công đoạn chế  tạo phải mua sắm nguyên vật liệu, bỏ đi làm lại nhiều lần.Nhưng bằng niềm đam mê và quyết tâm, Hùng đã vay mượn bạn bè, người thân và cả ngân hàng để thuê xưởng cơ khí, ngày đêm nghiên cứu-chế tạo.

Thành tựu thiết thực

Sau 2 năm miệt mài chế tạo với sự  tư vấn chuyên môn y khoa của BS Phan Thanh Hải (Giám đốc Trung tâm Y khoa MEDIC) và TS-BS Lục Thị Vân Bích (Trung tâm Đào tạo cán bộ y tế TPHCM), cuối cùng hệ thống thiết bị tự động khử trùng dụng cụ y tế do kỹ sư Phan Mạnh Hùng nghiên cứu chế tạo cũng hoàn thành và đưa vào sử dụng thử nghiệm với thương hiệu AutoSterLab.Đó là một hệ thống hoàn toàn tự động ứng dụng công nghệ ozone theo tiêu chuẩn công nghệ Canada.Qua qui trình kiểm tra vi sinh, hóa-lý của Trung tâm đào tạo cán bộ y tế và kiểm nghiệm của Viện Pasteur TPHCM cho thấy dụng cụ y tế sau khi được khử trùng qua AutoSterLab đều đạt các tiêu chuẩn chống nhiễm khuẩn của ngành y tế.

Cần có cơ chế phù hợp.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, hướng nghiên cứu nói trên của kỹ sư Phan Mạnh Hùng trùng khớp với xu hướng phát triển mới của thế giới về công nghệ khử trùng dụng cụ y tế tiên tiến.Hiện trên thế giới, Canada đã chế tạo hàng loạt thiết bị khử trùng y tế bằng công nghệ này phân phối cho các nước và được Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ(FDA) cấp phép bán vào thị trường Mỹ năm 2007.

 

Điều này cho thấy, AutoSterLab đã áp dụng đúng công nghệ, thể hiện được các yếu tố ưu việt như an toàn và thân thiện với môi trường, khử trùng ở nhiệt độ thấp phù hợp với y khoa hiện đại, thời gian khử trùng nhanh, tiết kiệm chi phí vận hành…Vậy nhưng, theo kỹ sư Phan Mạnh Hùng thì anh sẽ hoàn thiện hơn nữa để hệ thống khử trùng tự động dụng cụ y tế AutoSterLab phù hợp hơn với cơ sở hạ tầng bệnh viện tại Việt Nam.

 

Vì vậy, để chuyển từ thành tựu khoa học – công nghệ đến chuyển giao ứng dụng là cả một hành trình nhiêu khê  cần có cơ chế phù hợp, thông thoáng hơn để khuyến khích khoa học – công nghệ nước nhà phát triển.